image banner
Lào Cai 24° - 27°
Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 1064
Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai (Được ban hành tại Quyết định số 124/QĐ-SGTVT-XD ngày 30/7/2018 của Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai)

I. CHỨC NĂNG

a) Thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng là cơ quan của Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác tuyên truyền pháp luật; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở theo ủy quyền của UBND tỉnh Lào Cai;

b) Thanh tra chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở;hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.

2. NHIỆM VỤ

2.1. Trình Lãnh đạo Sở quyết định:

a) Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra theo định hướng của Thanh tra Bộ và Thanh tra Tỉnh, trình Giám đốc Sở phê duyệt;

b) Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra,kiểm tra hàng năm của Sở, thanh tra chuyên ngành trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện, đôn đốc các bộ phận liên quan thực hiện công tác kiểm tra,hướng dẫn theo đúng kế hoạch;

c) Quyết định thanh tra theo thẩm quyền hoặc Trình Giám đốc Sở quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

d) Trình Giám đốc Sở quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập cộng tác viên thanh tra thực hiện việc thanh tra theo quy định của pháp luật;

d) Kiến nghị Giám đốc Sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở khi có căn cứ cho rằng các quy định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra. Kiến nghị Giám đốc Sở xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Sở;

e) Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra. Trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh tra tra tỉnh, đồng thời báo cáo Chánh thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh thanh tra Bộ Giao thông vận tải;

g) Kiến nghị Giám đốc Sở ban hành hoặc trình UBND tỉnh ban hành hướng dẫn, quy chế phối hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.

2.2.  Thực hiện thanh tra chuyên ngành:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật,quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Giao thông vận tải gồm:

- Điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị), đường thủy nội địa, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị (nếu có) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc được ủy quyền quản lý;

- Điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa(trừ tàu biển), đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị;

- Vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải;

- Đào tạo, sát hạch, cấp bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải theo phân cấp;

+ Việc kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải theo phân cấp.

b) Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:

- Về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng;

- Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xây dựng; cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa; cấp giấy phép quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền;

- Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.

c) Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng;

- Việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng;việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

- Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng;

- Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật xây dựng và pháp luật về đấu thầu;

- Việc cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

- Việc thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

- Việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

- Việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu,bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền;

- Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp và quản lý các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;

-Việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

d) Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị, bao gồm:

- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đôthị;

- Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.

đ)Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: Cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Tỉnh.

e) Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nướcTỉnh.

g) Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật.

h) Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thẩm quyền.

i) Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.

2.3.Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2.4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính:

a) Tổ chức thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Sở;

b) Thanh tra, kết luận, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các bên có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh.

2.5. Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng:

a) Chủ trì hoặc tham gia tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,phản ánh theo quy định của pháp luật;

b) Giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

c) Theo dõi, kiểm tra các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trong việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.

đ) Thực hiện công tác phòng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý ngành ở địa phương theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;

2.6. Một số nhiệm vụ khác:

a) Phối hợp với lực lượng công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải;

b) Phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã,tổ chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải của Trung ương trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh do Bộ Giao thông vận tải quản lý  hoặc các cơ quan, đơn vị thuộc  Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý.

c) Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra để tiến hành thanh tra, kiểm tra xây dựng chuyên ngành theo chương trình, kế hoạch hoặc đột xuất do UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở giao;

d) Cử người tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành khi có yêu cầu của Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải và tham gia các Đoàn Thanh tra do các Sở, Ban ngành thành lập theo chỉ đạo của UBND tỉnh;

đ) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở thực hiện công tác kiểm tra theo chức năng quản lý nhà nước của Sở(các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng);

e) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định sau thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi của Sở;

g) Chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất công tác bồi thường của Nhà nước.

h) Quản lý, tổ chức, biên chế, tài sản và kinh phí phục vụ hoạt động của thanh tra Sở;

           2.7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.